Nâng xoang kín và nâng xoang hở: Đặc điểm, quy trình, đối tượng thực hiện

Ngày 22-11-2023 Lượt xem 28

Nâng xoang cần tiến hành trước khi trồng răng Implant trong một số trường hợp nhất định. Điều này nhằm đảm bảo xương hàm đáp ứng đủ tiêu chuẩn để có thể nâng đỡ trụ Implant lâu dài và bền chắc. Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật nâng xoang kín và nâng xoang hở trong cấy ghép Implant, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

                            

                                                                            Nâng xoang là gì?

1. Nâng xoang là gì?

- Nâng xoang hàm là kỹ thuật làm tăng mật độ, thể tích xương ở xoang hàm trên và xương hàm răng.Có thể thực hiện bổ sung xương thật hoặc xương nhân tạo tùy vào mong muốn của từng người và từng trường hợp cụ thể. 

- Khi đó, xương hàm sẽ đủ điều kiện để thực hiện cấy ghép Implant an toàn, cho phép đặt trụ Implant vào vùng thiếu xương hàm trên. Đáp ứng độ vững chắc cần thiết cho một chân giả răng, trụ Implant tương thích tốt với xương hàm và không bị đào thải sau một thời gian sử dụng. 

- Hiện nay có 2 kỹ thuật nâng xoang trong cấy ghép Implant: Nâng xoang kín và nâng xoang hở. Về cơ bản thì việc lựa chọn kỹ thuật nào sẽ do bác sĩ quyết định dựa trên chẩn đoán tình trạng và mức độ tiêu xương. 

2. Đối tượng cần thực hiện nâng xoang

- Thực tế, trong điều kiện bình thường ở người có xương hàm khỏe mạnh, chưa bị tiêu biến thì có thể thực hiện cấy ghép Implant mà không cần can thiệp bất kì thủ thuật nâng xoang hay ghép xương nào.

- Tuy nhiên, nếu xương hàm trên đã bị thiếu hụt, không đáp ứng được chiều vào và diện tích tối thiểu để cắm trụ Implant thì buộc phải tiến hành nâng xoang kín hoặc nâng xoang hở. Lưu ý, kỹ thuật nâng xoang khá giống với ghép xương răng nhưng nó chỉ được thực hiện khi cần bổ sung xương ở hàm trên. 

                  

                                                                 hình ảnh cấy ghép implant 

Những đối tượng cần nâng xoang khi trồng răng Implant bao gồm: 

  • Bị mất 1 hoặc nhiều răng hàm trên lâu năm.
  • Bị tiêu xương răng ở hàm trên.
  • Xoang hàm trên quá thấp.
  • Thiếu hụt mật độ xương hàm bẩm sinh. 

Khi tiến hành cấy ghép Implant, điều kiện cần là xoang hàm ở vị trí ổn định, xương hàm đủ để không bị chạm vào xoang. Để đánh giá chính xác được tình trạng này, bệnh nhân cần được tiến hành kiểm tra mật độ xương và tình trạng xoang hàm trước khi cắm trụ Implant. 

3. Nâng xoang bao lâu thì được cấy Implant?

- Nâng xoang kín và hở sẽ được thực hiện 2 kỹ thuật khác nhau. Trong trường hợp nâng xoang hở và một số trường hợp nâng xoang kín sẽ phải chờ lành thương mới có thể tiến hành cấy Implant.

- Thời gian đặt trụ Implant thường sau 1-6 tháng tùy vào khả năng thích hợp xương hàm và cơ địa ở từng người. Một số trường hợp nâng xoang kín đều đủ điều kiện sức khỏe có thể tiến hành cấy ghép implant cùng lúc với nâng xoang ghép xương.

 

                                             

 

wiget Chat Zalo
Messenger Chat